† CTN Đồng Nai †
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

† CTN Đồng Nai †

Forum Trường CĐ KT - CN Đồng Nai - Forum đẳng cấp
 
Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc

Go down 
Tác giảThông điệp
long_den
vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc 70461245395426
long_den


Thành Tích : Mem Vinh Dự Trình Độ Vă Hóa :
vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc Left_bar_bleue12 / 1212 / 12vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc Right_bar_bleue
Nam Trạng Thái : Thất Tình Thú Nuôi : Rùa Kháu Khĩnh Tỵ
Tổng số bài gửi : 35
Điểm : 16472
Thank : 9
Ngày Sinh : 10/05/1989
Ngày Gia Nhập : 22/05/2009
Tuổi : 35
Sở Thích : duoc lam va duoc thuong thuc nghe thuat

vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc Empty
Bài gửiTiêu đề: vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc   vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc EmptyTue May 26, 2009 7:33 pm

I. 1. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một thành tựu kì diệu của nền văn học Trung Hoa. Nó hình thành và phát triển rực rỡ từ thời Minh (1308–1644) và thời Thanh (1644–1911). Từ những thoại bản, những sự kiện lịch sử được các nhà văn lỗi lạc sáng tạo nên những bộ tiểu thuyết đồ sộ mấy nghìn trang, mấy trăm nhân vật, kết cấu chương hồi phát triển theo dòng chảy thời gian và lịch sử.

2. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc có những bộ tiêu biểu nhất


- Tây Du kí: 100 hồi

- Thủy Hử truyện: 120 hồi

- Tam quốc diễn nghĩa: 120 hồi

- Hồng lâu mộng: 120 hồi

II.Bạch Cư Dị :

1. Bạch Cư Dị (772 – 846) đậu tiến sĩ năm 28 tuổi, làm qua đời Đường tại kinh đô Tràng An. Có một thời gian bị giáng chức xuống làm Tư mã ở quận Cửu Giang. Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất đời Đường, để lại trên 3000 bài thơ. Thơ ông chứa chan tinh thần nhân đạo.

2. “Tì bà hành” là bài hành nói về tiếng đàn tì bà của một giai nhân bạc mệnh trên bến Tầm Dương một đêm trăng thu.
Năm 816, Bạch Cư Dị bị giáng chức xuống làm quan Tư Mã, quân Cửu Giang. Một đêm trăng thu đẹp mà buồn, ông được nghe người ca nữ gảy đàn tì bà và kể về cuộc đời nhiều bất hạnh của nàng, Bạch Cư Dị cám cảnh “Cùng một lứa bên trời lận đận…” đã khóc “sướt mướt” trong bữa tiệc hoa sau khi ca nữ ngừng đàn.
Bài thơ dài 88 câu thất ngôn gồm có (7x88) – 616 tiếng. Bản dịch thành thơ song thất lục bát, cũng 616 từ. Bản dịch thơ này, lâu nay nói là của Phan Huy Vịnh, gần đây có ý kiến là của Phan Huy Thực, thân sinh của Phan Huy Vịnh. Hầu như không có một nghệ nhên hát ca trù nào lại không thuộc và hát hay “Tì Bà Hành

II.Hoàng Hạc Lâu Và Thôi Hiệu:

Thôi Hiệu

Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật
hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Lầu Hoàng Hạc

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày.
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buông lòng ai?




Tác giả và dịch giả

1. Thôi Hiệu (704-752) đỗ tiến sĩ, nổi tiếng là tài hoa, để lại khoảng 40 bài thơ, hay nhất vẫn là những bài thơ vịnh cảnh.
"Hoàng Hạc lâu" là bài thơ kiệt tác của Thôi Hiệu. Tương truyền, thi tiên Lý Bạch đến vãn cảnh Hoàng Hạc lâu, thấy thơ Thôi Hiệu đề lên vách, ông tấm tắc khen và viết:

"Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu"

(Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng nói không được
Vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu)Lý Bạch
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận.
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng


Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói, châu Dương xuôi dòng...
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

IV. Lý Bạch

Tác giả và chủ đề

Lý Bạch (701-762) là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường. Ông được người đời ca ngợi là "Thi tiên", để lại hơn một nghìn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm khách - thi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thuỷ, cầu tiên phỏng đạo. Trăng, rượu, hoa, cảnh núi sông tráng lệ, tình bằng hữu, tình quê hương lòng khao khát tự do... chứa chan trong những vần thơ lãng mạn tràn đầy hùng tâm tráng chí. Ông có làm quan khoảng 3 năm ở kinh đô Tràng An nhưng đã vứt bỏ áo mũ, với thanh gươm túi thơ lại lên đường... "Vọng Lư Sơn bộc bố", "Hành lộ nan", "Tĩnh dạ tư", "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng", "Tảo phát Bạch Đế thành"... là những bài thơ nổi tiếng của "Thi tiên" cho thấy một hồn thơ tuyệt đẹp.

Chủ đề

Bài thơ "Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng" ghi lại một kỷ niệm sâu sắc tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi về Quảng Lăng, qua đó nói lên tình lưu luyến, thương nhớ bạn.
[/i]
Thành tựu và nguyên nhân phát triển

1. Thành tựu

Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thi ca của nền văn học Trung Quốc, là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại. Thơ Đường hiện còn khoảng 48000 bài trên 2300 thi sĩ, trong đó có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.

2. Nguyên nhân phát triển


- Triều đại nhà Đường kéo dài ngót 300 năm (618-907), tuy có luc thăng trầm, nhưng xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh. Đời sống vật chất và tinh thần thay đổi lớn lao.

- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, hàng hải, thương nghiệp mở mang, phát triển. Nghệ thuật như kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc đạt đến trình độ cao, chói sáng.

Chế độ thi cử chọn người làm quan, kẻ sĩ được đề cao, việc học thịnh đạt. Các tao nhân mặc khách được trọng vọng.

- Đó là những nguyên nhân tạo nên bước phát triển kỳ diệu của thơ Đường.

Một số đặc điểm về nội dung và hình thức nghệ thuật thơ Đường

1. Nội dung

- Cảm hứng thiên nhiên trữ tình: ca ngợi phong cảnh hùng vĩ tráng lệ, miêu tả vẻ đẹp bốn mùa, với hoa lá cây cỏ, trăng, tuyết gió mây.... thể hiện tình yêu thiên nhiên tạo vật, yêu quê hương đất nước (Lư Sơn bộc bố, Tuyệt cú...)

- Cảm hứng nhân đạo: nói lên nỗi khổ của nhân dân vì cơ hàn, vì chiến tranh loạn lạc, lòng khao khát hạnh phúc, hoà bình, ca ngợi tình vợ chồng, tình bạn (Thạch Hào lại, Nguyệt dạ, Hoàng Hạc lâu Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng...)

- Có những vần thơ siêu thoát ca ngợi cuộc sống ẩn dật ở chốn điền viên, lâm tuyền. Có những vần thơ nói về sinh hoạt thôn dã, đồng nội; thú vui cầm, kỳ, thi tửu của mặc khách tao nhân. Tài tử giai nhân là một đề tài có nhiều tuyệt bút. Nội dung thơ Đường rất phong phú và đa dạng, là một bức tranh rộng lớn xã hội Trung Quốc thời Đường trong 300 năm.

2. Nghệ thuật
a. Thể thơ: từ, cổ phong, Đường luật.

b. Luật thơ:


- Vần thơ (vần chân và vần cách, vần trắc và vần bằng).

- Bằng, trắc.

- Niêm (dính).

- Đối.

- Cấu trúc bài thơ rất chặt chẽ, nhất là Đường luật.

+ Thơ tứ tuyệt: khai, thừa, chuyển, hợp.

+ Thơ bát cú: đề, thực, luận, kết.

c. Ngôn ngữ thơ: tinh luyện, hàm xúc, Thi trung hữu hoạ. Thi trung hữu cầm. Coi trọng lời thơ: thanh, nhã (trong sáng, trang nhã...) ước lệ tượng trưng....

d. Tứ thơ: phong phú, đa dạng, biến hoá, khơi gợi...


*Tóm lại: làm thơ Đường phải giỏi, phải có tay nghề cao và giàu tâm hồn thi sĩ . Học và cảm thụ thơ Đường phải hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Đường.

V .Thu hứng
Đỗ Phủ
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu Giáp, khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.


Cảm xúc mùa thu

Lác đác rừng phong hạt móc sa,
Ngàn non hiu hắt, khí thu loà.
Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm,
Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ,
Con thuyền buộc chặt mối tình nhà.
Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước,
Thành Bạch, chày vang bóng ác


Đỗ Phủ (712-770) là nhà thơ hiện thực lớn nhất đời Đường, được ngợi ca là "Thi thánh" để lại khoảng 1400 bài thơ mang phong cách nghệ thuật độc đáo. Thi hào dân tộc Nguyễn Du rất ngưỡng mộ Đỗ Phủ:

"Thiên cổ văn chương, thiên cổ sư
Bình sinh bội phục vị thường li"


Đỗ Phủ từng nói: "Làm người tính thích câu văn đẹp - Đọc chẳng kinh người chẳng chịu thôi".
Về Đầu Trang Go down
 
vài nét về văn học cổ điển Trung Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» † Hàng ngàn người thấy Ảo Ảnh Thật ở Trung Quốc †
» Hot boy lớp cơ điện tử đây nà !!!!!!!!
» bánh canh ghẹ- món phú quốc
» Tuyển Sinh Quốc Tế - CTN
» Share Ebook Điện Tử Cơ Bản cho anh em đây !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
† CTN Đồng Nai † :: -‘๑’-Thư Viện Chia Sẽ-‘๑’- :: -‘๑’-Văn Học - Nghệ Thuật-‘๑’--
Chuyển đến